Tấm cám: chuyện chưa kể phân trần tình tiết vô lý trong phim
Nằm trong ekip biên kịch của phim, Jun 365 rất tâm đắc với cảnh Tấm ngã cau: 'Đó là biểu cảm của sự cam chịu, hiểu ra rằng dì ghẻ cuối cùng cũng không thay đổi'.
Tấm Cám: Chuyện chưa kể là bộ phim tạo sự chú ý những ngày qua bởi những ồn ào diễn ra xung quanh. Từ việc nhà phát hành phim CGV từ chối không công chiếu phim do không đạt được thỏa thuận với BHD và công ty VAA của Ngô Thanh Vân; Diễn xuất của dàn diễn viên chính bị chê đơ; công bố doanh thu 'khủng' gần 22 tỷ chỉ sau 3 ngày công chiếu...
Quanh những lời chê phim có tình tiết vô lý, Jun (diễn viên đóng vai thái giám), đồng thời là một biên kịch của phim lý giải trên trang cá nhân:
- Cảnh té, chém giết không có máu: Bỏ máu vô rất dễ nhưng đối tượng lớn Tấm Cám nhắm đến còn có các em thiếu nhi. "Giờ cho Tấm té cây cau chổng đầu xuống đất máu nhầy nhụa thì không còn là cổ tích nữa, trẻ em nào dám coi? Với lại, nếu có máu nhiều quá bị cấm trẻ em dưới 16 tuổi xem phim nữa", Jun nói.
- Truyện cổ Việt Nam có phù thủy, quái vật: Sao lại không? Jun lý giải trong các truyện Mụ yêu tinh và bầy trẻ, Hoàng tử bé cứu mẹ, Con chim khách nhiệm màu... quái vật có thể liệt kê: Chằn tinh, Nhện tinh, Đại Bàng tinh, Xà tinh... Sự tích Cây Niêu còn có nguyên một lũ quỷ, ai cũng có phép thuật.
- Trong phim tam cam chuyen chua ke biểu cảm Tấm té cau đơ: "Riêng ai không thích nhưng mình lại rất thích, cảnh đó quay mấy chục lần chứ phải ít. Hạ Vi đã diễn hết tất cả các khuôn mặt tự sợ hãi đến thét to chứ không phải quay một lần rồi thôi. Ai cũng nghĩ té là phải nhăn nhó, la lối? Có bị bảo thủ quá không?. Cảm xúc của Tấm lúc này mình rất thích luôn. Đó là biểu cảm của sự cam chịu, hiểu ra rằng dì ghẻ cuối cùng cũng không thay đổi, lần cuối chấp nhận số phận hẩm hiu của mình để rồi từ đây trở đi sẽ phản kháng. Thực sự đây là phân đoạn mình tâm đắc nhất của Tấm".
- Con cá bống: "Vào rạp đến lúc đó ai cũng nháo nhào, cá trê, cá lóc chứ cá bống gì. May quá có một bác già ở đâu ngồi đằng sau la lên: 'Con này là cá bống đó'. Mừng quá. Quả thật lúc quay ekip đưa con cá bống ra, mình cũng thất vọng lắm vì nó màu đen chứ không phải vàng. Nhưng mà chịu thôi, phải tôn trọng con cá Bống chứ. Nó xấu nó đâu có muốn đâu".
- Tại sao Tấm khóc hoài, dì ghẻ chặt cau nói phủi kiến Tấm cũng tin: Jun cho hay, phiên bản gốc nó đã là như thế.
- Ngọc Giác La sao ông thừa tướng uống thành người, còn thái tử uống thành quái vật: Ngọc Giác La được tu luyện từ 49 linh hồn chí âm. Tác dụng giúp cho sức mạnh lão thừa tướng mạnh hơn, góp phần giữ được lớp da người của mình mãi mãi, không như hiện tại, càng lúc lớp da của ổng bị bong tróc ra... Vì lý do của Ngọc Giác La được tu luyện từ hồn ma quỷ dữ, nên khi người thường uống vào bị biến dạng.
- Thái tử còn trẻ con, chưa uy quyền: Ngay từ đầu kịch bản đã được nhóm biên kịch xây dựng thái tử trẻ người non dạ. Phải có bốc đồng lầm lỗi thì cuối phim mới sửa lỗi và trưởng thành. Càng về sau thái tử càng chững chạc hơn. Ngay cả Tấm cũng chịu hy sinh vạn kiếp không luân hồi để hồi sinh lại làm người chủ yếu là để cổ vũ và động viên thái tử. Cô biết chỉ có mình bây giờ mới có thể vực dậy tinh thần cho anh.
- Kết phim giống Giai nhân và quái vật: "Thiệt là lúc làm không ai nghĩ đến chuyện đó. Vì đang nghĩ thái tử người trần mắt thịt làm sao mà đấu lại yêu quái được. Cả ekip quyết định cho chàng biến thành quái vật luôn. Vì chỉ có quái vật mới diệt được quái vật mà thôi. Kỹ xảo thì mình nhận không bằng các cường quốc khác. Đừng so sánh khập khiễng vậy".
"Hãy công tâm nhìn nhận những cố gắng và nỗ lực của chúng tôi. Hãy nhìn vào những mặt tốt. Đừng mãi chăm chú vào vết mực trên tờ giấy mà quên đi rằng còn cả một mảng trắng chưa bẩn. Ekip tự nhận còn rất nhiều hạn chế trong phim nên sẽ luôn lắng nghe nhưng xin đừng dìm hàng một cách độc ác như thế. Đừng sống vì cảm xúc của người khác. Mỗi người một cảm nhận. Dù thế nào đi nữa cũng nên cho mình cơ hội và cho ekip có cơ hội được gửi đến bạn một lần trải nghiệm những sản phẩm có tâm của nước nhà", Jun gửi gắm.
Tấm Cám: Chuyện chưa kể là bộ phim tạo sự chú ý những ngày qua bởi những ồn ào diễn ra xung quanh. Từ việc nhà phát hành phim CGV từ chối không công chiếu phim do không đạt được thỏa thuận với BHD và công ty VAA của Ngô Thanh Vân; Diễn xuất của dàn diễn viên chính bị chê đơ; công bố doanh thu 'khủng' gần 22 tỷ chỉ sau 3 ngày công chiếu...
Quanh những lời chê phim có tình tiết vô lý, Jun (diễn viên đóng vai thái giám), đồng thời là một biên kịch của phim lý giải trên trang cá nhân:
- Cảnh té, chém giết không có máu: Bỏ máu vô rất dễ nhưng đối tượng lớn Tấm Cám nhắm đến còn có các em thiếu nhi. "Giờ cho Tấm té cây cau chổng đầu xuống đất máu nhầy nhụa thì không còn là cổ tích nữa, trẻ em nào dám coi? Với lại, nếu có máu nhiều quá bị cấm trẻ em dưới 16 tuổi xem phim nữa", Jun nói.
Khán giả thắc mắc tại sao Tấm Cám có nhiều cảnh chém giết nhưng không xuất hiện máu.
- Truyện cổ Việt Nam có phù thủy, quái vật: Sao lại không? Jun lý giải trong các truyện Mụ yêu tinh và bầy trẻ, Hoàng tử bé cứu mẹ, Con chim khách nhiệm màu... quái vật có thể liệt kê: Chằn tinh, Nhện tinh, Đại Bàng tinh, Xà tinh... Sự tích Cây Niêu còn có nguyên một lũ quỷ, ai cũng có phép thuật.
- Trong phim tam cam chuyen chua ke biểu cảm Tấm té cau đơ: "Riêng ai không thích nhưng mình lại rất thích, cảnh đó quay mấy chục lần chứ phải ít. Hạ Vi đã diễn hết tất cả các khuôn mặt tự sợ hãi đến thét to chứ không phải quay một lần rồi thôi. Ai cũng nghĩ té là phải nhăn nhó, la lối? Có bị bảo thủ quá không?. Cảm xúc của Tấm lúc này mình rất thích luôn. Đó là biểu cảm của sự cam chịu, hiểu ra rằng dì ghẻ cuối cùng cũng không thay đổi, lần cuối chấp nhận số phận hẩm hiu của mình để rồi từ đây trở đi sẽ phản kháng. Thực sự đây là phân đoạn mình tâm đắc nhất của Tấm".
Biểu cảm trong phân cảnh té cây của Tấm (Hạ Vi đóng) trở thành nguồn cảm hứng cho hội ảnh chế những ngày qua.
- Con cá bống: "Vào rạp đến lúc đó ai cũng nháo nhào, cá trê, cá lóc chứ cá bống gì. May quá có một bác già ở đâu ngồi đằng sau la lên: 'Con này là cá bống đó'. Mừng quá. Quả thật lúc quay ekip đưa con cá bống ra, mình cũng thất vọng lắm vì nó màu đen chứ không phải vàng. Nhưng mà chịu thôi, phải tôn trọng con cá Bống chứ. Nó xấu nó đâu có muốn đâu".
- Tại sao Tấm khóc hoài, dì ghẻ chặt cau nói phủi kiến Tấm cũng tin: Jun cho hay, phiên bản gốc nó đã là như thế.
- Ngọc Giác La sao ông thừa tướng uống thành người, còn thái tử uống thành quái vật: Ngọc Giác La được tu luyện từ 49 linh hồn chí âm. Tác dụng giúp cho sức mạnh lão thừa tướng mạnh hơn, góp phần giữ được lớp da người của mình mãi mãi, không như hiện tại, càng lúc lớp da của ổng bị bong tróc ra... Vì lý do của Ngọc Giác La được tu luyện từ hồn ma quỷ dữ, nên khi người thường uống vào bị biến dạng.
- Thái tử còn trẻ con, chưa uy quyền: Ngay từ đầu kịch bản đã được nhóm biên kịch xây dựng thái tử trẻ người non dạ. Phải có bốc đồng lầm lỗi thì cuối phim mới sửa lỗi và trưởng thành. Càng về sau thái tử càng chững chạc hơn. Ngay cả Tấm cũng chịu hy sinh vạn kiếp không luân hồi để hồi sinh lại làm người chủ yếu là để cổ vũ và động viên thái tử. Cô biết chỉ có mình bây giờ mới có thể vực dậy tinh thần cho anh.
Nhân vật Thái Tử do Isaac đóng bị chê là chưa có uy quyền.
- Kết phim giống Giai nhân và quái vật: "Thiệt là lúc làm không ai nghĩ đến chuyện đó. Vì đang nghĩ thái tử người trần mắt thịt làm sao mà đấu lại yêu quái được. Cả ekip quyết định cho chàng biến thành quái vật luôn. Vì chỉ có quái vật mới diệt được quái vật mà thôi. Kỹ xảo thì mình nhận không bằng các cường quốc khác. Đừng so sánh khập khiễng vậy".
"Hãy công tâm nhìn nhận những cố gắng và nỗ lực của chúng tôi. Hãy nhìn vào những mặt tốt. Đừng mãi chăm chú vào vết mực trên tờ giấy mà quên đi rằng còn cả một mảng trắng chưa bẩn. Ekip tự nhận còn rất nhiều hạn chế trong phim nên sẽ luôn lắng nghe nhưng xin đừng dìm hàng một cách độc ác như thế. Đừng sống vì cảm xúc của người khác. Mỗi người một cảm nhận. Dù thế nào đi nữa cũng nên cho mình cơ hội và cho ekip có cơ hội được gửi đến bạn một lần trải nghiệm những sản phẩm có tâm của nước nhà", Jun gửi gắm.
Cùng xem nhiều phim hay tại XemPhim74.Net